CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG BÁN LẺ
Giới thiệu chung
Đối với nhiều nhà bán lẻ, tính chất tổ chức từ lâu đã trở nên rất phức tạp và khó có thể thúc đẩy những hoạt động. Các cấu trúc tổ chức dạng hỗn hợp và tính chất mô hình quản lý kiểu ma trận đang gây khó khăn cho việc phát triển hoặc duy trì sự hiệu quả trong hoạt động của những bộ phận chức năng (ví dụ: Định giá, Bán hàng, Tiếp thị, Thương mại điện tử, v.v.).
Ngoài ra, nhiều công ty và chính các bộ phận chức năng đang tìm cách tiếp tục gia tăng giá trị và cuối cùng, giúp tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh. Do đó, các kế hoạch chiến lược cho các chức năng đang được ưu tiên hàng đầu, tập trung cao độ vào vai trò của từng chức năng, và cách áp dụng những giải pháp thực tiễn tốt nhất trong ngành bán lẻ với chỉ số ROI được đo lường cụ thể.
Chúng tôi làm được gì
Đội ngũ chuyên gia bán lẻ của ARC, với kinh nghiệm trong việc vận hành các chức năng chính trong bán lẻ, sẽ cung cấp những quan điểm ở góc độ đa ngành, độc nhất, những giải pháp thực tiễn tốt nhất và sáng tạo giúp các nhà bán lẻ và nhà phân phối phát triển những chiến lược và lộ trình hoạt động tốt hơn hơn cho các bộ phận chức năng. Danh sách một phần các dịch vụ tư vấn trong giải pháp Chiến lược Chức năng bao gồm:
- Thiết lập mô hình bền vững: một mô hình hoạch định chiến lược có thể sử dụng lại cho phép nhà bán lẻ tự thiết lập và triển khai.
- Xác định động cơ của các chức năng: phân tích ngành để xác định những luồng công việc cốt lõi của một chức năng bán lẻ và những đóng góp tổng thể của nó cho công ty bán lẻ hay nhà phân phối.
- Xác định mục tiêu của các chức năng: xác định mục tiêu mong muốn và lâu dài của từng chức năng trong tổ chức bán lẻ.
- Thiết lập những chiến lược chức năng: thiết lập một bộ những chiến lược cho các chức năng trong bán lẻ để triển khai và hỗ trợ những bộ phận, đơn vị kinh doanh/ những thị trường tốt hơn.
- Phát triển những sáng kiến chức năng: xây dựng một bộ những chiến thuật được chọn lựa tối ưu cho từng chiến lược trong đó xác định rõ những bên chịu trách nhiệm, thời gian và bước hành động cụ thể.
- Thiết lập kế hoạch huy động nguồn lực: một kế hoạch triển khai bao gồm việc xác định một lộ trình thực hiện với những cột mốc cần đạt được, xác định các nhà đầu tư và các bên liên quan, cũng như những mối quan hệ hợp tác bên trong, bên ngoài tổ chức và các chủ sở đóng vai trò chủ chốt.
- Các giải pháp thực tiễn tốt nhất: xác định các giải pháp thực tiễn tốt nhất của tổ chức và ở những công ty khác trong ngành, đồng thời so sánh hiệu suất của những bộ phận chức năng trong bán lẻ/ phân phối (ví dụ: Tiếp thị, Bán hàng,...) với tiêu chuẩn của ngành.